Bàn chân bẹt - xin đừng chủ quan với căn bệnh này
Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng. Ở đa số trẻ, bàn chân sẽ có vòm và lõm lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.
Nguyên nhân: Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ; Di truyền; Béo phì; Dây chằng lỏng lẻo; Chênh lệch chiều dài của hai chân...
Dấu hiệu nhận biết: Lòng bàn chân của trẻ phẳng lì; Khi đứng quay mặt vào tường, góc cạnh mắt cá chân của trẻ cong khá nhiều, khớp gối có xu hướng chụm vào nhau; Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách làm ướt chân trẻ bằng nước màu, sau đó cho trẻ in bàn chân lên cát hoặc giấy trắng, nếu thấy dấu chân in hiện rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm cong thì chứng tỏ trẻ có tật bàn chân bẹt. Biến chứng: Biến dạng bàn chân; Viêm hoặc thoái hóa khớp gối; Ảnh hưởng đến lưng và cổ,..
Trong thời gian qua, Bệnh viện PHCN Hà Tĩnh (đặc biệt tại Khoa Nội A&CLC) đã tiếp nhận và điều trị hiệu quả nhiều ca bệnh bàn chân bẹt giúp kiểm soát các triệu chứng, tăng độ linh hoạt cho bàn chân và mắt cá chân để phục hồi lại chức năng bình thường bàn chân của trẻ.
Với thực trạng hiện nay, trẻ em nên được thăm khám và phát hiện từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và dễ dàng hơn.