BỆNH VIỆN PHCN HÀ TĨNH: Điều trị hiệu quả bệnh loét do tì đè


Loét do tì đè gặp chủ yếu ở người nằm lâu bởi tai biến, tai nạn, sau các phẫu thuật lớn, ít hoặc lười vận động, đặc biệt là người tuổi cao.

Loét do tì đè là một loại loét do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da nào đó của cơ thể của cơ thể gây nên. Loét do tì đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp thường xuyên vùng bị tì đè. Vì vậy, sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có mao mạch khó lưu thông, hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét. Những trường hợp như vậy thường xảy ra ở người bị tai biến nằm liệt giường, lú lẫn, người sau các phẫu thuật, đặc biệt là người tuổi cao, sức yếu ít được quan tâm chăm sóc. Ở những đối tượng này thường đại, tiểu tiện không tự chủ hoặc vải trải giường không phẳng, hoặc nằm đệm nước, đệm khí nhưng không có vải trải đệm làm cho da dính vào hoặc dát giường cứng không có đệm hoặc đệm không phù hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên những mảng loét da.

Hằng năm, bệnh viện Phục hồi chức năng tiếp nhận và điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân loét tì đè nhiều cấp độ. Ngày 27/4, bệnh nhân T.T.C ( 98tuổi, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên , tỉnh Hà Tĩnh) vì bị đau chân không đi lại được, nằm tại giường gần 1 tháng dẫn đến loét nặng vùng cùng cụt, gia đình đưa đến bệnh viện.

Sau một thời gian điều trị bằng cắt lọc, rửa vết loét hằng ngày phối hợp với điều trị bằng chiếu đèn tử ngoại, lazer công suất cao kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, vết loét tiến triển tốt dần lên, không còn tổ chức hoại tử, tổ chức hạt lên tốt, se khít lên da non

Anh Nguyễn Văn T (Con trai của bệnh nhân) chia sẻ: “Thực sự cảm ơn đến đội ngũ y bác sỹ bệnh viện đã chăm sóc, chữa cho mẹ tôi. Hơn 1 tháng vào điều trị, vết loét của mẹ tôi sạch hơn, khô hơn, nhỏ hơn, màu thịt sáng hơn. Giống như một phép màu mà tôi không dám mơ đến”

Oanh Nguyen - Thanh Bình